Người bị loét dạ dày nên có chế độ ăn như thế nào ?

Hiện nay, căn bệnh loét dạ dày là tình trạng tổn thương có tính chất viêm và loét lớp niêm mạc trong cùng của dạ dày do sự mất cân bằng giữa một bên là yếu tố tấn công và một bên là yếu tố bảo vệ niêm mạc. Axit dạ dày tăng sẽ mài mòn lớp nhầy, gây kích ứng niêm mạc, tác động vào vết loét làm chúng khó lành và ngày càng loét sâu hơn. Lượng axit này có thể có nguồn gốc từ nội sinh hoặc ngoại sinh.

Bởi vậy, ngoài việc dùng thuốc thì chế độ ăn uống cũng là vấn đề quan trọng góp phần tạo nên thành công trong điều trị viêm loét dạ dày. Ăn uống hợp lý, khoa học sẽ giúp giảm tiết và giảm tác động của axit mà dạ dày đã tiết ra lên niêm mạc dạ dày, đồng thời dinh dưỡng niêm mạc, giúp vết thương mau lành, nâng cao hiệu quả và giảm tối đa chi phí cũng như thời gian điều trị.

Cách ăn uống như thế nào?

Ăn uống điều độ: Nghiên cứu cho thấy, ăn uống điều độ, đúng giờ có định lượng sẽ hình thành phản xạ có điều kiện, hỗ trợ bài tiết tuyến tiêu hóa, có lợi cho tiêu hóa.

Đúng giờ, đủ lượng: Bạn cần ăn đầy đủ 3 bữa/ngày, ăn đúng giờ, dù đói hay không đói. Tuyệt đối không được để dạ dày quá đói hay quá no vì khi đó axit trong dạ dày sẽ tiết ra, gây ảnh hưởng đến hoạt động tiêu hóa. Không nên ăn quá khuya, không ăn no xong đi ngủ luôn làm dạ dày không thể trung hòa được hết lượng thức ăn.

Nên ăn chín, uống sôi, thức ăn cần được thái nhỏ, nấu nhừ. Ăn chậm nhai kỹ để giảm bớt gánh nặng cho dạ dày: Khi bạn nhai kỹ, nước bọt cũng sẽ tiết ra nhiều hơn. Điều này rất có lợi cho việc bảo vệ niêm mạc dạ dày.

Không nên tắm ngay sau khi ăn, vì khi đó cần dành năng lượng cho dạ dày hoạt động thay vì chuyển hóa thành dạng nhiệt sưởi ấm cơ thể. Tăm ngay sau khi ăn dễ gây trào ngược dạ dày. Không chạy nhảy, mang vác hay bưng bê vật nặng sau khi ăn.

Các thực phẩm nên tránh

Ăn ít thực phẩm chiên rán: Do các đồ ăn này khó tiêu hóa nên có thể làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa. Ăn nhiều có thể khiến máu nhiễm mỡ, không tốt cho sức khỏe.

Hạn chế đồ sống, lạnh: Đồ sống, lạnh và kích thích mạnh có tác dụng kích thích mạnh với niêm mạc đường tiêu hóa, đặc biệt là niêm mạc dạ dày nên dễ gây tiêu chảy và viêm loét dạ dày.

Tránh các chất kích thích: Không hút thuốc, bởi thuốc lá khiến mạch máu trong đó có mạch máu hệ tiêu hóa bị co lại, ảnh hưởng đến việc cung cấp máu cho tế bào thành dạ dày, khiến sức đề kháng của niêm mạc dạ dày giảm. Không nên uống rượu hay ăn đồ cay nóng để bảo vệ dạ dày.

Các thực phẩm tốt cho dạ dày

Nên ăn thực phẩm như trứng sữa rất tốt cho trung hòa axit dịch vị. Trong sữa chua có nhiều vi khuẩn có ích tiết ra loại protein diệt khuẩn giúp kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn có hại, đặc biệt là vi khuẩn Hp.

Ăn thịt, cá, tôm giàu protein, dễ hấp thu. Đặc biệt trong tôm và cá có nhiều nguyen tố vi lượng kẽm, tốt cho việc làm lành vết loét. Gạo và các sản phẩm từ gạo như bánh chưng, bánh tẻ… bánh mì, quy, khoai luộc… có tính chất bao bọc và thấm hút niêm mạc dạ dày cũng tốt cho người bệnh.

Thực phẩm làm giảm tiết acid dịch vị: bánh xốp, bánh mì có tác dụng hút axitt làm giảm sự tiết axit dịch vị tốt cho bệnh loét dạ dày. Những món ăn từ gạo nếp, bột sắn, các loại khoai ninh nhừ… có công dụng bảo vệ lớp niêm mạc dạ dày cực tốt.

Người viêm loét dạ dày mạn tính rất dễ thiếu các loại vitamin và khoáng chất do khả năng hấp thu và tiêu hóa kém. Do đó nên ăn nhiều loại rau màu đỏ, vàng hoặc màu xanh đậm như cà rốt, bí đỏ, cải xanh, bắp cải…vì đây là những thực phẩm rất giàu vitamin A, B, C, E, D, acid folic, canxi, sắt, kẽm, magiê góp phần nhanh chóng làm lành vết loét.

Bổ sung vitamin C: Vitamin C có công dụng bảo vệ dạ dày nếu tiêu thụ trong mức cho phép. Duy trì hàm lượng vitamin C bình thường trong dịch dạ dày có thể phát huy hiệu quả chức năng của dạ dày và tăng cường sức đề kháng cho dạ dày. Bạn nên bổ sung vitamin C từ trái cây.

Cuối cùng là chú ý giữ ấm vùng bụng: Vùng bụng sau khi bị lạnh khiến chức năng dạ dày kém đi. Do đó, người bệnh càng phải chú ý giữ ấm cơ thể nhất là vùng bụng, đừng để bị nhiễm lạnh.

Như vậy, như các bệnh lý khác, vấn đề ăn uống cũng vô cùng quan trọng đối với người bị loét dạ dày. Trên đây là những gợi ý về chế độ ăn uống để bạn có được chế độ ăn uống hợp lý và tốt cho quá trình trị bệnh. Ngoài ra bạn cũng có thể sử dụng thêm một số phương pháp điều trị khác nhau để giúp cho bao tử được cải thiện tốt hơn.

Nếu như bạn là một người bận rộn với công việc cũng như muốn tiết kiệm thời gian để làm việc nhưng căn bệnh không may đến với bạn, bạn sợ rằng sẽ gây truyền nhiễm trẻ em. Tốt nhất điều đầu tiên bạn phải luôn để ý đến ăn uống cũng như kèm theo đó là sử dụng viên nang Agar – Hp chưa chiết suất tinh dầu trầm hương của công ty chúng tôi để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, giúp điều trị hết vi khuẩn HPkhiến dạ dày hoạt động bình thường và khỏe hơn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm nhanh chóng và đặt hàng giao tận nơi cho quý khách.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM

Địa chỉ: 16-18 Đường Số 1, Lương Định Của, KP3, Phường Bình Khánh, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (028).3740.5122

Email: agarvina@gmail.com

Website: agarhp.vn

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?

Trả lời