“Hung thủ chính” gây viêm loét dạ dày tá tràng

Loét dạ dày tá tràng là tình trạng tổn thương trong dạ dày tá tràng lan rộng tới lớp niêm mạc. Ngày này, bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống và công việc của những người mắc phải. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu loại bỏ những yếu tố nguy cơ này…

Vi khuẩn H.Pylori (HP)

Vi khuẩn HP gây viêm loét dạ dày tá tràng thế nào?

Vi khuẩn HP là một trong số rất ít vi khuẩn có thể tồn tại trong môi trường acid của dạ dày. Nhờ vào khả năng phân hủy ure (đạm) trong dạ dày, vi khuẩn HP có thể tạo ra môi trường phù hợp để sinh sống thuận lợi.

Trong quá trình phân hủy Ure vi khuẩn HP tạo ra NH3 và các độc chất đồng thời kích thích tăng tiết acid dạ dày phá hủy lớp chất nhầy và tế bào niêm mạc dạ dày gây nên viêm loét dạ dày tá tràng.

Các thống kê cho thấy, có đến 75% đến hơn 90% các trường hợp viêm loét dạ dày dương tính với vi khuẩn HP. Không dừng lại tại đó, các báo cáo đã chỉ ra 90% trường hợp biến chứng từ viêm loét dạ dày tá tràng sang ung thư dạ dày có liên quan đến vi khuẩn này.

Ở những người viêm loét dạ dày tá tràng có nhiễm khuẩn HP, nguy cơ biến chứng sang ung thư dạ dày sẽ cao hơn từ 2-6 lần so với những người không nhiễm. Vi khuẩn HP góp phần gây viêm teo niêm mạc ruột, dẫn đến chuyển sản ruột, loạn sản và hình thành ung thư dạ dày.

Cách phòng ngừa và điều trị vi khuẩn HP

Việc phòng ngừa vi khuẩn HP không khó, chỉ cần thực hiện ăn chín uống sôi, không ăn chung bát đũa với những người có nhiễm khuẩn HP. Thực tế cho thấy, vi khuẩn HP rất nguy hiểm cho những người bị viêm loét dạ dày tá tràng nhưng lại không gây ảnh hưởng đến những người không mắc bệnh.

Để hỗ trợ trị nhiễm khuẩn HP, người bệnh cần đến bệnh viện làm các test kiểm tra và sử dụng phác đồ kháng sinh đúng theo hướng dẫn của bác sĩ. Các phác đồ thường cần 2-3 loại kháng sinh khác nhau và cần thay đổi nếu không đem lại hiệu quả. Vì vậy, không tự ý sử dụng kháng sinh sẽ gây kháng thuốc và khó khăn trong quá trình điều trị sau này.

Yếu tố nguy cơ

Yếu tố nguy cơ thúc đẩy hình thành bệnh hoặc khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.

Stress

Căng thẳng, lo lắng quá mức trong thời gian dài sẽ kích thích dạ dày tăng tiết acid làm tăng nguy cơ viêm loét dạ dày tá tràng

Lời khuyên trong trường hợp này là sắp xếp lại công việc hợp lý. Dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn sau khi căng thẳng. Tập luyện thể dục thể thao cũng là sự lựa chọn hợp lý

Chất kích thíc

Điển hình như: Rượu, bia, thuốc lá… gây tổn thương trực tiếp lên niêm mạc dạ dày, tăng cường tiết acid dịch vị. Ngoài ra, các yếu tố này còn là nguyên nhân thúc đẩy tái phát hoặc hình thành biến chứng ở những người viêm loét dạ dày tá tràng

Hạn chế sử dụng bia rượu đến mức tối đa, kiêng tuyệt đối thuốc lá nếu bạn đang trong quá trình điều trị viêm loét dạ dày tá tràng.

Nếu như bạn là một người bận rộn với công việc cũng như muốn tiết kiệm thời gian để làm việc nhưng căn bệnh không may đến với bạn, bạn sợ rằng sẽ gây truyền nhiễm trẻ em. Tốt nhất điều đầu tiên bạn phải luôn để ý đến ăn uống cũng như kèm theo đó là sử dụng viên nang Agar – Hp chưa chiết suất tinh dầu trầm hương của công ty chúng tôi để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, giúp điều trị hết vi khuẩn HPkhiến dạ dày hoạt động bình thường và khỏe hơn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm nhanh chóng và đặt hàng giao tận nơi cho quý khách.

 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM

Địa chỉ: 16-18 Đường Số 1, Lương Định Của, KP3, Phường Bình Khánh, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (028).3740.5122

Email: agarvina@gmail.com

Website: agarhp.vn

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Con hổ có mấy chân?

Trả lời