Cảnh báo về việc trẻ em liên tục bị nhiễm vi khuẩn HP

Trẻ nhỏ hay có dấu hiệu chán ăn, khó tiêu, chậm lớn, tiêu hóa kém. Khi này, mẹ thường nghĩ ngay đến trẻ bị rối loạn tiêu hóa mà không biết rằng, đây có thể là dấu hiệu của bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng do nhiễm vi khuẩn HP. Mẹ nên chú ý đến các dấu hiệu khác như đầy bụng, ợ chua, ợ hơi, hoặc đau quanh rốn hay ở vùng thượng vị để xác định kĩ hơn.

Trẻ nhỏ bị nhiễm vi khuẩn HP không được điều trị và kiểm soát sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất, trí não và thậm chí gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Giật mình với tỷ lẻ trẻ em nhiễm HP

40% trẻ em nhiễm vi khuẩn HP là kết quả của các điều tra dịch tễ học được báo cáo năm 2016. Đáng nói, trẻ em có xu hướng nhiễm vi khuẩn HP từ rất sớm, tỉ lệ này tăng nhanh nhất trong giai đoạn trẻ bắt đầu ăn dặm và đi nhà trẻ (2-6 tuổi).

Nguyên nhân là do khả năng lây truyền nhanh chóng của HP. Trẻ em chỉ cần tiếp xúc với nguồn bệnh sẽ rất dễ bị nhiễm, có thể từ những vấn đề vệ sinh như ăn thực phẩm không được làm sạch, không được nấu chín kỹ, uống nước bị nhiễm khuẩn, hay thói quen sinh hoạt không rửa tay trước khi ăn, tiếp xúc nước bọt: hôn, dùng chung đồ ăn hoặc bàn chải đánh răng. Do vậy, các thói quen ăn uống chung đụng ở trường lớp, hay là việc mớm cơm cho con, có thể sẽ mang vi khuẩn HP vào cơ thể trẻ.

Hậu quả của việc trẻ nhỏ nhiễm HP

Vi khuẩn HP sống ở lớp niêm mạc và dưới niêm mạc dạ dày. Thông thường, trong dạ dày cũng vẫn có vi khuẩn HP. Tuy nhiên, khi HP phát triển nhân lên với số lượng lớn sẽ gây các hậu quả nghiêm trọng, đặc biệt với trẻ nhỏ. Những hậu quả này gồm:

Thiếu máu thiếu sắt: Nhiều báo cáo mô tả trẻ bị thiếu máu thiếu sắt do nhiễm HP. Nguyên nhân do HP làm gián đoạn sự chuyển hóa sắt, trong khi trẻ nhỏ lượng dự trữ sắt nhỏ hơn người lớn nên nguy cơ bị thiếu máu do thiếu sắt cao hơn.

Tiêu chảy: trẻ nhỏ thường xuyên bị tiêu chảy ngoài nguyên nhân do rối loạn tiêu hóa, bố mẹ có thể nghĩ đến do nhiễm HP. Môi trường acid của dạ dày là yếu tố quan trọng giúp cơ thể phòng tránh khỏi các vi khuẩn gây tiêu chảy, HP tác động đến môi trường acid này thông qua enzyme urease, vì vậy trẻ sẽ dễ nhiễm khuẩn hơn, gây ra tình trạng tiêu chảy thường xuyên.

Ung thư dạ dày: Trẻ nhỏ nhiễm HP có nguy cơ phát triển thành ung thư dạ dày khi trưởng thành cao hơn 2.3-8.7 lần bình thường. Ngoài ra, nhiễm khuẩn HP cũng có thể gây ra các vấn đề khác như xuất huyết giảm tiểu cầu vô căn, thiếu máu thiếu sắt, chậm lớn, u MALT ngoài đường tiêu hóa ở trẻ.

Khó khăn trong việc điều trị HP ở trẻ em

Khi đã có những hiểu biết về HP và hậu quả có thể xảy ra khi trẻ em nhiễm vi khuẩn HP. Mẹ cần sớm có những biện pháp kiểm soát HP cho trẻ. Tuy nhiên. quá trình điều trị HP ở trẻ em gặp rất nhiều khó khăn.

Trong chẩn đoán: trẻ nhỏ chưa biết cách mô tả sự khó chịu của mình như đau bụng, đầy bụng, ơ hơi, ợ chua nên cha mẹ hay nhầm lẫn với các biểu hiện của rối loạn tiêu hóa. Đồng thời, quá trình tiến hành các xét nghiệm để chẩn đoán nhiễm HP trên trẻ em là rất khó khăn, vì vậy, bác sĩ thường kết luận trẻ bị nhiễm HP dựa trên tiền sử gia đình. Khi gia đình có bố và mẹ bị nhiễm HP, khả năng con bị nhiễm Hp là rất cao.

Về các biến chứng của nhiễm Hp trên trẻ em thường chỉ được phát hiện ra khi bệnh đã nghiêm trọng và có biến chứng như nôn ra máu, đau bụng dữ dội… Khi này, HP đã ảnh hưởng nặng đến sức khỏe của trẻ và khó điều trị.

Trong điều trị: Bác sĩ thường kê phác đồ sử dụng kháng sinh với những trẻ nhiễm vi khuẩn HP. Tuy nhiên, những phác đồ từ 3 đến 4 loại thuốc, thậm chí nhiều hơn, được chia ra uống 2-3 lần mỗi thuốc, tức là uống từ 6-12 lần/ngày là một quá trình rất khó khăn để tuân thủ điều trị. Bố mẹ nhiều khi cũng quên mất giờ uống thuốc của trẻ.

Dễ tái nhiễm: trẻ có thể tái nhiễm HP ngay sau khi điều trị thành công. Theo nghiên cứu tỷ lệ tái nhiễm HP sau 12 tháng ở những trẻ đã được điều trị diệt HP thành công lên tới 55,4% ở nhóm trẻ 3-4 tuổi.

Ngoài bổ sung các thực phẩm có lợi vào chế độ ăn uống thì việc sử dụng thực phẩm bảo vệ sức khỏe cũng là điều cần thiết. Và một trong số sản phẩm ngăn ngừa vi khuẩn H.P gây viêm loét dạ dày có thể kể đến là thực phẩm bảo vệ sức khỏe AGAR – HP, một sản phẩm đột phá của ngành y học Đông dược.

Sản phẩm được làm từ dược liệu quý là tinh dầu Trầm hương. Theo lương y nổi tiếng Hải Thượng Lãn Ông, Trầm hương là sản phẩm mang tính ôn, vị thơm, cay; vào các kinh thận, tỳ, vị; có tác dụng giáng khí, giảm đau và an thần. Theo kết quả kiểm nghiệm của Công ty TNHH Sản xuất Trầm Hương Việt Nam, tinh dầu trầm hương có khả năng loại trừ vi khuẩn HP kháng sinh.

Vậy nên, bên cạnh các phương pháp chữa trị, thực phẩm bảo vệ sức khỏe AGAR – HP chứa tinh dầu Trầm Hương sẽ có tác dụng: Hỗ trợ giảm đau dạ dày mãn tính kèm nhiễm H.P; Hỗ trợ giảm đau dạ dày: loét dạ dày tá tràng, ăn không tiêu, đầy hơi, ợ chua; Hỗ trợ giảm cơn đau dạ dày: Không tái phát cơn đau trong vòng 3-6 tháng; Hỗ trợ phòng ngừa và ngăn ngừa viêm loét dạ dày, tá tràng hay nhiễm HP.

Sản phẩm được nhiều người tin tưởng sử dụng và mang lại kết quả đáng mừng giúp đẩy lùi nỗi ám ảnh của căn bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng do khuẩn HP.

 

Nếu như bạn là một người bận rộn với công việc cũng như muốn tiết kiệm thời gian để làm việc nhưng căn bệnh không may đến với bạn, bạn sợ rằng sẽ gây truyền nhiễm trẻ em. Tốt nhất điều đầu tiên bạn phải luôn để ý đến ăn uống cũng như kèm theo đó là sử dụng viên nang Agar – Hp chưa chiết suất tinh dầu trầm hương của công ty chúng tôi để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, giúp điều trị hết vi khuẩn HPkhiến dạ dày hoạt động bình thường và khỏe hơn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm nhanh chóng và đặt hàng giao tận nơi cho quý khách.

 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM

 

Địa chỉ: 16-18 Đường Số 1, Lương Định Của, KP3, Phường Bình Khánh, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (028).3740.5122

Email: agarvina@gmail.com

Website: agarhp.vn

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?

Trả lời