Nên cẩn thận khi chấm chung nước mắm với người bị nhiễm khuẩn HP

Nước mắm là một nét văn hóa ẩm thực độc đáo của người Việt và đã trở thành thứ không thể thiếu trong mỗi bữa cơm gia đình. Nhưng, việc mọi thành viên cùng chấm chung nước mắm lại tiềm ẩn nhiều nguy cơ sức khỏe. Đặc biệt là khi có một người bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP thì nguy cơ cao là cả gia đình cùng mắc phải vi khuẩn này nếu dùng chung một bát nước chấm.

Vi khuẩn HP là nguyên nhân hàng đầu gây đau dạ dày, dễ lây qua việc chấm chung nước mắm

90% những người bị viêm dạ dày là do vi khuẩn HP gây nên. Vi khuẩn này cũng là nguyên nhân chính của viêm loét và ung thư dạ dày. Càng nguy hiểm hơn khi vi khuẩn này rất dễ lây lan qua đường tiêu hóa. Chúng không chỉ tồn tại trên lớp chất nhày niêm mạc dạ dày mà còn xuất hiện nhiều trong nước bọt, mảng cao răng,… Hơn nữa lại khó điều trị triệt để. Nên với thói quen ăn uống, sinh hoạt sử dụng chung đồ như của người Việt thì rất dễ lây sang các thành viên khác trong gia đình.

Và một món ăn, loại gia vị không thể thiếu lại thường được dùng chung nhiều nhất là nước mắm. Chỉ cần có 1 người bị viêm loét dạ dày do nhiễm vi khuẩn HP thôi, khi cả nhà cùng chấm chung nước mắm, khả năng cao là tất cả các thành viên trong gia đình sẽ bị lây nhiễm. Điều này vừa làm tăng nguy cơ mắc bệnh viêm & viêm loét dạ dày – tá tràng, trào ngược dạ dày – thực quản, vừa khiến bệnh trở nên dai dẳng, dễ tái phát.

Đó là chưa kể không chỉ người quen mà còn nhiều dịp khác như đi ăn đám cưới. Lúc này, 10 người xa lạ cùng ngồi vào một mâm, cùng chấm chung nước mắm chỉ cần một người bị nhiễm, 7-8 người kia chắc chắn bị theo. Hoặc một trường hợp khác là khi khi đi ăn bún, phở, cơm cháo ngoài hàng, khi nhân viên bất cẩn, rửa bát đũa, cốc chén không sạch thì nguy cơ lây nhiễm vi khuẩn HP từ người lạ càng cao hơn nữa.

Nhưng vẫn có nhiều người thắc mắc: “Tại sao ông xã tôi bị viêm loét dạ dày mà tôi lại không bị? Chẳng phải vi khuẩn HP lây qua đường tiêu hóa sao?”. Để giải thích cho vấn đề này, người đọc cần nắm chắc 2 vấn đề sau:

  • Bị nhiễm vi khuẩn HP không đồng nghĩa với việc 100% bị viêm loét dạ dày – tá tràng. Vi khuẩn HP chỉ là nguyên nhân gây bệnh phổ biến và làm tăng nguy cơ mắc bệnh mà thôi. Hơn nữa, trên thực tế có tới 70% dân số Việt Nam mắc vi khuẩn HP nhưng chỉ có khoảng 10% là mắc nhóm bệnh viêm & viêm loét dạ dày – tá tràng.
  • Có nhiều nguyên nhân gây bệnh viêm loét dạ dày – tá tràng khác ngoài vi khuẩn HP. Có thể kể đến các yếu tố như stress, dùng dài ngày thuốc giảm đau chống viêm không steroid (NSAIDs),… Trong trường hợp này, các yếu tố gây bệnh kể trên không lây nên người thân trong gia đình sẽ không bị đau dạ dày.

Ngoài 2 trường hợp trên, còn 1 khả năng nữa càng ngày càng xảy ra phổ biến: bị viêm loét dạ dày – tá tràng do vi khuẩn HP nhưng không có triệu chứng lâm sàng rõ ràng. Trường hợp này ở giai đoạn đầu thường bệnh nhân chỉ có các biểu hiện mơ hồ như đầy bụng, buồn nôn, chán ăn, thậm chí không có biểu hiện gì. Chỉ đến khi chuyển sang giai đoạn nặng, mạn tính thì các triệu chứng mới diễn ra rầm rộ, thậm chí là biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe và tính mạng. Lúc này, khi xét nghiệm nội soi sẽ thấy các ổ viêm loét ăn sâu vào các lớp bên dưới niêm mạc, gây tổn thương các mạch máu gây ra xuất huyết dạ dày, nôn ra máu, đi ngoài ra máu. Thậm chí, nếu các yếu tố tấn công như acid & dịch vị dạ dày ăn sâu qua thành niêm mạc sẽ gây thủng dạ dày và gây ra viêm phúc mạc và các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng.

Giải pháp nào cho mối nguy cơ từ việc chấm chung nước mắm?

Chuyện ăn uống vốn là chuyện tế nhị và khó thay đổi. Nhưng thói quen chấm chung nên thay đổi để tránh các nguy cơ lây bệnh. Chúng ta nên dùng mắm, đũa, vá riêng để múc thức ăn chung trong đĩa lớn. Điều này trong mắt nhiều người có thể là bày vẽ kịch cỡm nhưng rất có ý nghĩa về vệ sinh ăn uống.

Ngoài ra, gia đình có người bệnh nhiễm HP thì nên bắt đầu sử dụng các biện pháp bảo vệ dạ dày từ thiên nhiên, giúp ức chế vi khuẩn HP hiệu quả. Đây chính là lời khuyên mà nhiều chuyên gia đầu ngành y tế, mà điển hình là GS. TS Nguyễn Khánh Trạch – Chủ tịch Hội Nội Khoa Việt Nam đồng thuận: “Để ngăn ngừa tái phát viêm loét dạ dày nên sử dụng phối hợp các phương pháp Đông Y & Tây y.”. Lựa chọn lý tưởng nhất là các sản phẩm có sự phối hợp bài bản giữa các loại tinh chất thiên nhiên, giúp tác động vào cả 3 yếu tố: giảm tấn công (ức chế vi khuẩn HP, giảm tiết & trung hòa acid dịch vị), tăng bảo vệ (tăng tổng hợp lớp chất nhày, bicarbonat) và đẩy nhanh phục hồi tổn thương.

Do đó, bệnh nhân sử dụng AGARVINA được hỗ trợ GIẢM NHANH CƠN ĐAU, LÀNH MAU VẾT LOÉT. Đồng thời giúp hỗ trợ giảm nguy cơ tái phát và biến chứng hiệu quả khi duy trì sử dụng trong 3 tháng. Đặc biệt, với công nghệ bào chế hiện đại trên những nguồn tinh chất quý từ thiên nhiên, sản phẩm còn an toàn cho cả phụ nữ sau sinh và trẻ em trên 06 tuổi.

Nếu như bạn là một người bận rộn với công việc cũng như muốn tiết kiệm thời gian để làm việc nhưng căn bệnh không may đến với bạn, bạn sợ rằng sẽ gây truyền nhiễm trẻ em. Tốt nhất điều đầu tiên bạn phải luôn để ý đến ăn uống cũng như kèm theo đó là sử dụng viên nang Agar – Hp chưa chiết suất tinh dầu trầm hương của công ty chúng tôi để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, giúp điều trị hết vi khuẩn HPkhiến dạ dày hoạt động bình thường và khỏe hơn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm nhanh chóng và đặt hàng giao tận nơi cho quý khách.

 

 

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM

Địa chỉ: 16-18 Đường Số 1, Lương Định Của, KP3, Phường Bình Khánh, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam

Điện thoại: (028).3740.5122

Email: agarvina@gmail.com

Website: agarhp.vn

Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Con hổ có mấy chân?

Trả lời