Theo số liệu thống kê, có trên 26% dân số nước ta bị đau dạ dày tá tràng. Đây là một con số đáng quan ngại nếu so sánh tỉ lệ mắc bệnh trên toàn cầu. Có nhiều nguyên nhân gây loét dạ dày tá tràng, trong đó phải kể đến như chế độ ăn uống, sinh hoạt không điều độ, sử dụng nhiều bia rượu và các chất kích thích, căng thẳng thần kinh… Bên cạnh đó có sự giấu mặt của một loại vi khuẩn nguy hiểm là vi khuẩn Hp.
Qua quá trình thăm khám và điều trị các trường hợp loét dạ dày tá tràng, các bác sĩ đã phát hiện nhiều người bệnh có mối quan hệ chặt chẽ như gia đình, người thân thường có biểu hiện giống nhau như đau vùng thượng vị, ợ chua, ăn không tiêu, đầy bụng… và có kết quả xét nghiệm dương tính với vi khuản Hp.
Bởi vậy, để kết luận rằng bệnh viêm loét dạ dày tá tràng hoàn toàn có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người khác, nếu bệnh nhân mang trong mình vi khuẩn Hp mà không chủ động phòng tránh cho người khác, cũng như tìm cách điều trị.
Vi khuẩn Hp gây nên bệnh dạ dày lây qua các con đường nào?
Đường miệng – miệng (bệnh loét dạ dày tá tràng có thể lây nhiễm thông qua các hành v tiếp xúc trực tiếp với nước bọt của người bệnh từ đồ dùng vệ sinh cá nhân, hôn trực tiếp hay người mẹ nhai mớm cơm cho con…)
Lây qua đường dạ dày – miệng (chứng trào ngược dạ dày thực quản đưa vi khuẩn Hp từ dạ dày lên miệng, bám vào mảng bám cao răng gây lây nhiễm qua đường miệng)
Lây qua đường phân – miệng: Ngoài những đường lây trên, vi khuẩn Hp còn có thể lây qua đường phân người do không rửa tay sau khi đi cầu và trước khi ăn, hay qua trung gian như côn trùng ruồi, gián… khi thức ăn không được đậy kín. Bên cạnh đó nước dùng cũng có thể là trung gian truyền bệnh (Hp xuất hiện nhiều trong nguồn nước ngầm, nước giếng, nước thải chưa qua xử lý,…
Lây qua đường dạ dày – dạ dày: Khi thực hiện nội soi với các dụng cụ chưa được tiệt trùng kỹ lưỡng từ người bệnh có vi khuẩn Hp có thể lây nhiễm sang dạ dày của người bệnh không có vi khuẩn Hp.
Cách phòng ngừa bệnh
Việc ăn uống chung mâm bát trong gia đình là điều hiển nhiên và cũng chính vì thế mà việc những người trong gia đình sẽ bị lây nhiễm bệnh dạ dày là điều khó tránh khỏi. Để hạn chế điều này, người thân trong gia đình cần phải thực hiện các biện pháp phòng tránh bệnh dưới đây:
Phát hiện càng sớm và điều trị vi khuẩn Hp trong cơ thể, đồng thời với người thân trong gia đình cũng cần đi khám xét nghiệm xem có bị nhiễm vi khuẩn Hp hay không để tránh tình trạng bệnh lây nhiễm và tái phát lại.
Từ bỏ ngay thói quen nhai mớm cơm cho con để tránh lây nhiễm vi khuẩn Hp cũng như các loại vi khuẩn gây bệnh khác.
Không nên sử dụng chung bát đũa, đồ vệ sinh cá nhân với người bệnh cho đến khi người bệnh khỏi hẳn. Nên dọn cho mỗi người một khẩn phần riêng, không dùng chung bát nước chấm. Khi ăn những món ăn chung thì nên trở đầu đũa khi gắp thức ăn. Những việc này chắc chắn sẽ khiến người bệnh không vui và cảm thấy không thoải mái nhưng làm như vậy mới tránh gây lây nhiễm vi khuẩn HP cho người thân.
Một lưu ý nữa là không ăn rau sống rửa không sạch, tránh dùng nguồn nước ao hồ, sông suối…
Cần xử lý các chất thải và phân cho hợp vệ sinh: Tuyệt đối không dùng phân để bón trực tiếp cho rau. Cần thường xuyên dọn vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, tạo thói quen rửa tay trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh,…
Nếu như bạn là một người bận rộn với công việc cũng như muốn tiết kiệm thời gian để làm việc nhưng căn bệnh không may đến với bạn, bạn sợ rằng sẽ gây truyền nhiễm trẻ em. Tốt nhất điều đầu tiên bạn phải luôn để ý đến ăn uống cũng như kèm theo đó là sử dụng viên nang Agar – Hp chưa chiết suất tinh dầu trầm hương của công ty chúng tôi để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, giúp điều trị hết vi khuẩn HP khiến dạ dày hoạt động bình thường và khỏe hơn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm nhanh chóng và đặt hàng giao tận nơi cho quý khách.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM
Địa chỉ: 16-18 Đường Số 1, Lương Định Của, KP3, Phường Bình Khánh, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (028).3740.5122
Email: agarvina@gmail.com
Website: agarhp.vn
Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?