Bệnh đau dạ dày là một trong những căn bệnh phổ biến nhất về đường tiêu hóa. Bệnh đau dạ dày có rất nhiều dấu hiệu để nhận biết thông qua các biểu hiện bên ngoài của cơ thể. Những dấu hiệu đầu tiên của căn bệnh này là những triệu chứng khó tiêu có thể kể đến như ợ chua, chướng hơi, đầy bụng. Đây là những dấu hiệu dễ nhận biết nhất để người bệnh có thể đi điều trị kịp thời. Bên cạnh các dấu hiệu trên thì còn rất nhiều biểu hiện của căn bệnh này như đau thượng vị, kém ăn, buồn nôn, chảy máu tiêu hóa đều là những biểu hiện đặc trưng nhất của bệnh đau dạ dày. Trường hợp đau dạ dày bổ biến là do nhiễm vi khuẩn HP.
Nghiệm pháp thở UBT (Urea Breath Test) là một thử nghiệm phổ biến không xâm hại trong chẩn đoán và đánh giá hiệu quả tiêu diệt vi khuẩn HP. Nghiệm pháp này được tác giả Graham mô tả đầu tiền vào năm 1987 và Marshall cùng Surveyor mô tả vào năm 1988.
Nghiệm pháp được tiến hành dựa trên nguyên tắc: Bệnh nhân sẽ được uống urea chứa nguyên tố *C đã được đánh dấu. Sau khi uống, nếu trong cơ thể có vi khuẩn HP hoạt động, men urease do vi khuẩn tiết ra sẽ tác động lên các phân tử urea đã được đánh dấu *C và giải phóng ra *CO2. Khí *CO2 này được giải phóng sẽ đi vào máu và thải trừ qua phổi, sau đó được phát hiện nhờ các phương pháp sắc ký hơi, quang phổ khối hoặc quang phổ laser, quang phổ hồng ngoại…
Ưu, nhược điểm của nghiệm pháp thở UBT
Ưu điểm:
- Là một trong các phương pháp không xâm hại, thực hiện đơn giản, không cần nội soi dạ dày, vì vậy, nghiệm pháp này rất an toàn, không gây đau và dễ áp dụng đối với các đối tượng không thể thực hiện nội soi dạ dày như trẻ em, phụ nữ có thai…
- Độ nhạy cao: Nghiệm pháp này có độ nhạy đạt trên 88%, có khả năng phát hiện sự xuất hiện của vi khuẩn HP dù ở nồng độ thấp.
- Độ chính xác đạt trên 95% và thường được sử dụng để đánh giá kết quả trong quá trình loại trừ vi khuẩn HP.
Nhược điểm:
- Trang thiết bị hiện đại, đắt tiền nên giá thành cao và chưa phổ biến ở những nơi vùng sâu, vùng xa.
Khi phát hiện HP dương tính, cần làm gì?
Khi được kết luận HP dương tính, bệnh nhân cần được thực hiện các biện pháp điều trị tiêu diệt và loại trừ vi khuẩn HP. Bởi muốn khỏi bệnh nhất định phải điều trị dứt điểm nguyên nhân. Hiện nay, để loại trừ HP, bệnh nhân cần được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc theo các phác đồ của Bộ Y tế. Tùy từng bệnh nhân mà sử dụng các phác đồ khác nhau. Tuy nhiên, do tình trạng sử dụng kháng sinh tràn lan và không đúng cách ngày nay đã dẫn đến tình trạng vi khuẩn kháng kháng sinh, trong đó, vi khuẩn HP không phải trường hợp ngoại lệ. Tỷ lệ vi khuẩn HP kháng kháng sinh ngày càng gia tăng, vì vậy việc điều trị các bệnh lý dạ dày do HP ngày càng khó khăn hơn.
Những lưu ý khi thực hiện nghiệm pháp thở UBT
- Bệnh nhân cần nhịn ăn, không sử dụng các loại đồ uống có gas trong 4 – 6 tiếng trước khi làm thử nghiệm. Tốt nhất làm vào buổi sáng khi chưa ăn uống gì.Những lưu ý khi phát hiện vi khuẩn h.pylori bằng nghiệm pháp thở UBT 1
- Kỹ thuật viên hướng dẫn bệnh nhân thở đúng và đủ thời gian để đảm bảo đủ nồng độ *CO2 thực hiện thử nghiệm.
- Để tránh kết quả âm tính giả, bệnh nhân cần ngưng sử dụng các thuốc ức chế bơm proton (thuốc giảm tiết acid dịch vị dạ dày như omeprazole, esomeprazole,…) ít nhất 2 tuần và các loại thuốc kháng sinh ít nhất 4 tuần trước khi làm thử nghiệm.
Nếu như bạn là một người bận rộn với công việc cũng như muốn tiết kiệm thời gian để làm việc nhưng căn bệnh không may đến với bạn, bạn sợ rằng sẽ gây truyền nhiễm trẻ em. Tốt nhất điều đầu tiên bạn phải luôn để ý đến ăn uống cũng như kèm theo đó là sử dụng viên nang Agar – Hp chưa chiết suất tinh dầu trầm hương của công ty chúng tôi để giúp cải thiện tình trạng sức khỏe của dạ dày, giúp điều trị hết vi khuẩn HP khiến dạ dày hoạt động bình thường và khỏe hơn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn sản phẩm nhanh chóng và đặt hàng giao tận nơi cho quý khách.
CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT TRẦM HƯƠNG VIỆT NAM
Địa chỉ: 16-18 Đường Số 1, Lương Định Của, KP3, Phường Bình Khánh, Quận 2, Hồ Chí Minh, Việt Nam
Điện thoại: (028).3740.5122
Email: agarvina@gmail.com
Website: agarhp.vn
Vui lòng trả lời câu hỏi sau: Bốn + ba bằng mấy?